Chắc hẳn bất cứ ai trong chúng ta cũng từng nghe đến độ pH. Vậy độ pH là gì? Cân bằng độ pH trong nước như thế nào để đạt hiệu quả nhất? Hãy cùng Waterdrop tìm hiểu kỹ hơn về loại hóa chất này trong bài viết dưới đây.
Độ pH là gì?
Độ pH là gì? Độ pH được xem như một mức độ hoạt động của ion H+ trong môi trường dung dịch và dưới sự tác động của một số hằng số điện ly. Tất cả các dung dịch tồn tại ở dạng lỏng đều có nồng độ pH riêng, độ pH sẽ cho biết mức độ ảnh hưởng của dung dịch đó là có lợi hay có hại.
Độ pH của nước nằm trong khoảng từ 0 – 14, cụ thể như sau:
– pH nước <7: Nước có tính axit.
– pH nước =7: Nước trung tính.
– pH nước >7: Nước có tính kiềm/bazơ.
Thông qua độ pH, con người sẽ biết được nguồn nước đó có làm mòn đường ống hoặc vật chứa hay không. Đồng thời đánh giá được khả năng hòa tan các kim loại như thế nào. Độ pH thích hợp của nước sinh hoạt là từ 6 – 8,5.
Độ pH của một số dung dịch phổ biến
Ảnh hưởng từ độ pH của nước lên sức khỏe con người
Về cơ bản, độ pH của nước không gây tác động ngay lập tức tới sức khỏe của con người. Tuy nhiên, nếu uống nước có độ pH thấp (nước có tính axit) và không được xử lý trong thời gian dài thì hệ thống men tiêu hóa của con người sẽ bị ảnh hưởng xấu. Về lâu dài, hệ tiêu hóa của chúng ta sẽ gặp các vấn đề như ợ chua, đầy hơi, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa,… Đặc biệt, nước có độ pH thấp phản ứng với Clo khử trùng sẽ tạo thành Trihalomethane – tác nhân gây ra bệnh ung thư.
Nước có độ pH cao (nước có tính bazơ) thường có mùi lạ như xà bông và mang tới cảm giác nhờn nhợn khi uống. Nếu bạn nấu ăn bằng nước này, những hợp chất hữu cơ có trong thực phẩm sẽ bị giảm xuống, lâu ngày sẽ gây nên bệnh sỏi thận, táo bón, da khô, viêm bàng quang mãn tính.
Vì vậy, việc cân bằng độ pH trong nước là vô cùng cần thiết để làm giảm ảnh hưởng của chúng lên sức khỏe của con người.
Ảnh hưởng của độ pH lên sức khỏe con người
Cân bằng độ pH trong nước như thế nào?
Dưới đây là các cách cân bằng độ pH trong nước hiệu quả mà The Cleantech muốn chia sẻ với bạn.
Cách tăng độ pH trong nước
– Sử dụng bộ lọc trung hòa: Nếu pH không quá thấp, bạn có thể sử dụng các bộ lọc được làm từ các chất liệu Calcite hoặc Magnesia để nâng độ pH. Tuy nhiên, các bộ lọc kiểu này có khả năng lọc cặn nên bạn cần thường xuyên tẩy rửa để tránh tình trạng tắc nghẽn.
>> Gợi ý:Bình lọc nước cân bằng độ PH |
– Cân bằng độ pH trong nước bằng hóa chất: Trong trường hợp độ pH quá thấp, bạn có thể cân bằng độ pH trong nước bằng các loại hóa chất như Soda, Hypochlorite. Trong một vài trường hợp, bạn có thể sử dụng Kali để nâng độ pH nhưng cần phải tính toán kỹ lưỡng để không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
– Sử dụng hạt nâng pH: Loại hạt này giúp nguồn nước trở nên an toàn hơn. Hạt nâng pH có thể kết hợp với ODM-2F, ODM-3F, cát thạch anh để cân bằng độ pH, tạo độ trong cho nước và khử các chất ô nhiễm khác có trong nguồn nước.
– Dùng máy lọc nước có chứa lõi tạo kiềm: Các loại máy này có khả năng tạo nước điện giải và có độ khử oxy hóa cao, nhờ đó loại bỏ độc tố và cân bằng độ pH trong nước.
Cách cân bằng độ pH trong nước
Cách giảm độ pH trong nước
– Giảm độ pH trong nước bằng phương pháp tự nhiên: Bạn hoàn toàn có thể sử dụng nước mưa để giảm độ pH có trong nước. Nước mưa chứa một hàm lượng axit nhỏ, độ pH có trong nước mưa chỉ khoảng 4 – 5 độ. Do đó, bạn có thể pha nước mưa vào các nguồn nước có độ pH cao.
– Giảm độ pH trong nước bằng hóa chất: Trên thị trường hiện nay cũng có nhiều loại hóa chất có tác dụng làm giảm độ pH trong nước. Bạn hoàn toàn có thể tìm mua chúng ở các cửa hàng cá cảnh hoặc những nơi bán hóa chất bể bơi.
Cách duy trì độ pH cân bằng trong nước
Sau khi sử dụng các biện pháp tăng, giảm độ pH thì điều bạn cần quan tâm lúc này chính là cách duy trì cân bằng độ pH trong nước. Hiện nay có rất nhiều loại dung dịch hoặc đất nền có khả năng cân bằng độ pH, chẳng hạn như phân nền Gex đỏ, phân nền ADA, hóa phẩm Seachem Neutral Regulator,…
Hy vọng tất tần tật các thông tin trong bài viết trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết về độ pH cũng như cách cân bằng độ pH trong nước.